Cách Làm Ứng Dụng Android /Ios Dễ Dàng Không Cần Kiến Thức Lập Trình

-

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể viết app di động (hay còn được biết với các tên gọi khác nhau làm app, tạo app, thiết kế app mobile, tạo ứng dụng) cho khách hàng của mình, mà không tốn thời gian học thêm hay tìm hiểu về kiến thức lập trình. Đó là những cách nào? Cùng PSA Solutions tham khảo qua những nội dung hữu ích bên dưới nhé!

*

Viết app là gì

Trước hết bạn cần phải xem lại định nghĩa về app trước khi tìm hiểu việc làm app/viết app/tạo ứng dụng/thiết kế app là gì. App (tên đầy đủ là application) là những ứng dụng tạo ra và chạy trên các thiết bị di động phổ biến hiện nay như smartphone, máy tính bảng... Ở giai đoạn hiện tại, có hai hệ điều hành phổ biến để người dùng có thể tải và sử dụng app đó là Android và i
OS.

Bạn đang xem: Cách làm ứng dụng android

Viết app (hay viết ứng dụng/lập trình ứng dụng/tạo mobile app/thiết kế app/tạo ứng dụng/làm app) là dùng các ngôn ngữ lập trình chuyên dụng để viết và lập trình thành những app chạy trên thiết bị di động. Mỗi app sẽ có những tính năng, giao diện, hệ thống khác nhau tùy vào từng yêu cầu của người phát triển. Tóm lại là việc viết ứng dụng sẽ hướng đến việc cung cấp giá trị sử dụng, sự thuận tiện dành cho trải nghiệm người dùng, để thu hút họ tải và sử dụng app lâu dài.

Để có thể viết ra được những app hoàn chỉnh thì bạn hoặc tổ chức của bạn cần có kiến thức về lập trình. Không những thế, bạn còn phải phải biết nắm bắt xu hướng thiết kế app của thị trường và cập nhật những đổi mới trong công nghệ cho những sản phẩm app của mình để cung cấp cho khách hàng những ứng dụng di động chất lượng nhất và có độ hoàn thiện tốt nhất.

Tại sao doanh nghiệp nên sở hữu app mobile

*

Ứng dụng di động mang lại nhiều cải thiện tích cực cho các doanh nghiệp

Với xu hướng chuyển đổi số (chuyển sang sử dụng các ứng dụng di động, các thiết bị thông minh) rất mạnh mẽ trong thời điểm hiện nay. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ cho đến các hoạt động phi lợi nhuận đều xây dựng và phát triển những ứng dụng độc đáo cho riêng mình.

Và cũng vì xu thế chuyển sang dùng các ứng dụng ngày càng tăng, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao hơn nhiều. Hãy tưởng tượng app mobile cho bạn mua sắm, sử dụng dịch vụ, giải trí, khám sức khỏe, kết nối và trò chuyện với mọi người... chỉ với vài lượt chạm thì sẽ tiện lợi ra sao?

Đối với những doanh nghiệp đang muốn mở rộng thị trường, tăng trưởng khách hàng, điều đầu tiên cần phải thực hiện đó là xây dựng ứng dụng của doanh nghiệp nhanh chóng vì nó có thể đem lại những hiệu quả đáng kể trong việc kinh doanh, quảng bá nhãn hiệu như:

Tăng độ nhận diện thương hiệu.Tăng trưởng doanh thu vượt bậc.Xây dựng tệp khách hàng trung thành hiệu quả.Nhắc lại và củng cố hình ảnh sản phẩm/tổ chức trong mắt người dùng.Kết nối với tất cả khách hàng đang có sử dụng thiết bị di động.

Tóm lại, việc lập trình ứng dụng mobile là vô cùng cần thiết trong giai đoạn này, để công ty của bạn có thể cải thiện được hoạt động kinh doanh thành công hơn. Vậy nếu như tổ chức của bạn chưa có kiến thức về lập trình ứng dụng thì đâu là phương án tốt nhất để bạn có thể thực hiện?

Những cách viết app mà không kiến thức lập trình

Tạo app bằng các nền tảng hỗ trợ

*

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều platform ra mắt để hỗ trợ người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu phát triển ứng dụng mobile app. Một số công cụ trực tuyến phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

Teraapp

Là một trong những platform hỗ trợ tạo ứng dụng miễn phí tốt nhất thị trường hiện nay. Thậm chí khi bạn không có kiến thức về lập trình, chỉ cần thực hiện các thao tác như kéo, thả chuột bạn sẽ dễ dàng sở hữu ngay một ứng dụng đơn giản phù hợp với các tính năng cơ bản trong vòng 10 phút. Công cụ cung cấp dịch vụ thiết kế app dựa trên điện toán đám mây.

Teraapp còn cho ứng dụng do bạn tạo ra hoạt động được trên cả i
OS và Android. Kho giao diện khá đa dạng cũng như mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Appteng

Appteng được xem là một trong số công cụ hỗ trợ lập trình ứng dụng ra đời sớm nhất do người Việt Nam phát hành. Mặc dù ra đời chưa lâu, Appteng cũng sử dụng công nghệ điện toán đám mây để hỗ trợ cho việc thiết kế ứng dụng tốt hơn. Cũng chỉ với vài động tác kỹ thuật, bạn sẽ dễ dàng tạo ra những ứng dụng khác biệt cho riêng mình. Nền tảng này cũng cho phép ứng dụng của người dùng sau khi tạo ra cũng có thể chạy được trên cả hệ điều hành là i
OS và Android.

Ehubly

Ehubly ra đời với phương châm hỗ trợ viết app không cần biết code, không cần kiến thức về lập trình. Công cụ này đã hỗ trợ rất nhiều người trong việc tạo ra được các app với tính năng cơ bản. Ehubly cũng cho phép xuất bản mobile app trên hệ điều hành i
OS và Android. Đây cũng là một công cụ thiết kế ứng dụng di động khá nổi tiếng hiện nay.

Ưu điểm của việc làm app i
OS/Android qua nền tảng online:

Tạo ứng dụng nhanh, sử dụng công cụ dễ dàng
Thiết kế giao diện và tính năng bằng thao tác kéo - thả chuột
Chi phí không quá cao
Giao diện app phong phú

Nhược điểm:

App chỉ có thể sử dụng những tính năng không quá phức tạp
Không phù hợp những doanh nghiệp đang cần triển khai app bán hàng, nhiều tính năng có độ khó cao
Không đảm bảo về bảo mật thông tin
App dễ bị lỗi, không có chính sách hỗ trợ, bảo trì

Thiết kế ứng dụng mobile Android/i
OS thông qua việc thuê các freelancer

*

Một cách khác giúp bạn có thể tự phát triển ứng dụng đó chính là thuê các freelancer lập trình viên để tạo ứng dụng. Trước khi xuất hiện những công ty lập trình app chuyên nghiệp thì việc thuê freelancer khá phổ biến. Tại sao lại như vậy? Việc thuê freelancer là những người có chuyên môn cao, có kinh nghiệm lập trình ứng dụng thường được các tổ chức ưa chuộng vì:

Ưu điểm

Dễ dàng làm việc, thoải mái thời gian
Chi phí rẻ hơn, cạnh tranh hơn hơn so với công ty
Đáp ứng mọi yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp
Trình độ cao, lập trình được những app từ đơn giản đến nhiều tính năng

Tuy nhiên, cách này cũng tồn tại nhiều nhược điểm đó là:

Không bảo đảm về việc bảo mật dữ liệu app, dữ liệu nội bộ công ty
Không có chính sách hỗ trợ/bảo trì rõ ràng
Không đảm bảo lộ trình làm việc, quá trình hoàn thiện app
Một số đơn vị freelancer đề xuất mức giá khá cao

Tạo mobile app qua công ty thiết kế app chuyên nghiệp

*

Một trong số những cách tối ưu nhất để có thể tạo ứng dụng hiệu quả đó là hợp tác và viết ứng dụng thông qua các công ty thiết kế app chuyên nghiệp. Với các công ty đang "loay hoay" tìm kiếm một phương án phát triển app phù hợp thì các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế mobile app sẽ trả lời cho những thắc mắc đó.

Với đội ngũ lập trình viên được đào tạo một cách bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tối ưu app, phát triển, thiết kế các chức năng hữu ích và hỗ trợ tư vấn rõ ràng cho doanh nghiệp, thì phương án lựa chọn công ty chuyên nghiệp như PSA Solutions để thiết kế app i
OS/Android là phương án tốt nhất.

Ưu điểm của công ty tạo ứng dụng chuyên nghiệp:

Các lập trình viên có kỹ năng cao, thực hiện thành công được những app từ đơn giản đến siêu app
Vì là công ty nên lộ trình thiết kế app mobile rõ ràng, vạch rõ hướng triển khai, minh bạch về chi phí
Đặc biệt là bảo mật toàn bộ thông tin nội bộ, khách hàng dựa trên hợp đồng đã cung cấp
Chuyên viên sẽ hướng dẫn, tư vấn làm rõ các giải pháp, vạch rõ lộ trình thiết kế app
Tư vấn chi phí miễn phí
Đáp ứng yêu cầu về hiệu suất công việc, thời hạn hoàn thành dự án đúng hạn

Tính đến nay, hình thức thiết kế ứng dụng mobile qua các công ty không có quá nhiều nhược điểm, nếu có sẽ thường là:

Một vài công ty không bảo đảm về bảo mật thông tin
Những công ty không uy tín, không thực hiện đúng quy trình theo cam kết
Không thực hiện đúng yêu cầu đề ra của doanh nghiệp.

Nhưng, nếu bạn chọn được những công ty uy tín, có quy trình rõ ràng và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ nhiều đối tác thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng hợp tác.

Như vậy, việc chọn lựa phương án viết mobile app thích hợp với doanh nghiệp không hề dễ dàng. Đối với tổ chức muốn làm app có hiệu năng tốt, nhiều chức năng tích hợp và xuất bản dễ dàng lên các cửa hàng ứng dụng (Appstore, Google Play) thì việc thuê các công ty thiết kế app mobile là phương án hoàn hảo nhất. Chúc bạn sẽ sớm sở hữu cho mình một ứng dụng ưng ý nhé!

Việc tạo ứng dụng Android đơn giản đang trở nên phổ biến – Một ứng dụng có thể sử dụng trực tiếp tất cả các tính năng và chức năng có sẵn trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android. Để trở thành một nhà phát triển Android ngày nay trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với công cụ Android Studio.

*

Trong bài viết hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách tạo ứng dụng Android đầu tiên của mình. Và cũng sẽ giới thiệu các khái niệm quan trọng dành riêng cho Android như chế độ xem, bố cục và cách thức hoạt động.

Trước khi đến với cách tạo phần mềm ứng dụng đơn giản này, có 2 điều kiện tiên quyết bạn cần làm:

Cập nhật phiên bản mới nhất của Android Studio.

Thiết bị hoặc trình giả lập chạy hệ điều hành Android Marshmallow trở lên.

Quy trình tạo ứng dụng Android đơn giản với công cụ Android Studio

Bước 1: Cài đặt Android Studio

*

1. Cài đặt bản Android Studio mới nhất.

2. Sử dụng trình cài đặt để cài đặt Android Studio theo hướng dẫn.

Bước 2: Mở một dự án mới

1. Mở Android Studio.

2. Trong menu “Quick Start”, chọn “Start a new Android Studio project”.

*

3. Khi cửa sổ “Create New Project” mở ra, đặt tên dự án của bạn.

Hãy lưu ý đến vị trí tệp dự án và thay đổi nó nếu muốn.

4. Chọn “Next”.

*

5. Đảm bảo rằng “Phone and Tablet” là ô duy nhất được chọn.

*

Nếu bạn dự định thử nghiệm ứng dụng trên điện thoại của mình, hãy đảm bảo SDK tối thiểu nằm dưới mức hệ điều hành trong điện thoại.

6. Chọn “Next”.

7. Chọn “Blank Activity”.

*

8. Chọn “Next”.

Giữ nguyên các trường tên Hoạt động như hiện tại.

9. Chọn “Finish”.

**Lưu ý: Đây là quy ước đặt tên điển hình trong các dự án Android để đặt tên công ty dưới dạng “example.name.here.com”.

Bước 3: Chỉnh sửa thông điệp chào mừng trong hoạt động chính

1. Điều hướng đến tab Activity_main.xml nếu nó chưa được mở.

*

2. Đảm bảo rằng tab Design được mở trên màn hình Activity_main.xml.

3. Nhấp và kéo “Hello, world!” từ góc trên bên trái của màn hình điện thoại đến giữa màn hình.

4. Trong hệ thống tệp dự án ở phía bên trái của cửa sổ, mở “values folder”.

Xem thêm: Cách khắc phục viết sai lỗi chính tả, một số mẹo khắc phục lỗi chính tả tiếng việt

5. Trong “values folder”, bấm đúp vào tệp string.xml.

6. Trong tệp này, tìm dòng “Hello world!”.

7. Sau “Hello world!”, thêm “Welcome to my app!”

8. Điều hướng quay lại tab Activity_main.xml.

9. Đảm bảo rằng văn bản trung tâm của bạn bây giờ có nội dung “Hello world! Welcome to my app!”.

Bước 4: Thêm Button vào Main Activity

1. Điều hướng đến tab “Design” của màn hình activity_main.xml.

2. Trong thanh menu Palette ở bên trái màn hình điện thoại, tìm Button (bên dưới tiêu đề Widgets).

3. Nhấp và kéo Button để được căn giữa bên dưới thông điệp chào mừng của bạn.

4. Trong menu Properties (ở phía bên phải của cửa sổ), cuộn xuống để tìm trường cho “text”.

5. Thay đổi văn bản từ “New Button” thành “Next Page”.

Bước 5: Tạo hoạt động thứ hai

1. Ở đầu cây hệ thống tệp của dự án, nhấp chuột phải vào “app”.

2. Điều hướng đến New > Activity > Blank Activity.

3. Thay đổi tên của hoạt động này thành “Second
Activity”.

4. Nhấp vào “Finish”.

5. Hãy chắc chắn rằng bạn đang ở dạng xem Design của activity_second.xml.

6. Kéo hộp văn bản ở phía trên bên trái của màn hình điện thoại vào giữa như bạn đã làm trên Main Activity.

7. Với hộp văn bản vẫn được chọn, tìm trường “id” trong menu Properties ở bên phải và đặt thành “text2”.

8. Mở lại tệp string.xml.

9. Thêm một dòng mới trong “Hello world! Welcome to my app!” có nội dung “Welcome to the second page”.

10. Điều hướng quay lại activity_second.xml.

11. Chọn hộp văn bản một lần nữa.

12. Trong ngăn Properties, đặt trường “text” thành “
string/second_page”.

13. Đảm bảo rằng hộp văn bản hiện có nội dung “Welcome to the second page!” và nằm ở giữa màn hình trong màn hình điện thoại.

Bước 6: Viết phương thức “on
Click” của Button

1. Chọn tab Main
Activity.java.

2. Thêm các dòng mã sau vào cuối phương thức on
Create:

Button button = (Button) find
View
By
Id(R.id.button);

button.set
On
Click
Listener(new View.on
Click
Listener() {


Override

public void on
Click(View v) {

go
To
Second
Activity();

}

});

3. Thêm phương thức sau vào cuối lớp Main
Activity:

private void go
To
Second
Activity() {

Intent intent = new Intent(this, Second
Activity.class);

start
Activity(intent);

}

4. Nhấp vào + bên cạnh để nhập tại dòng thứ ba của Main
Activity.java để mở rộng báo cáo nhập.

5. Thêm thành phần sau vào cuối báo cáo nhập nếu chúng chưa có:

import android.content.Intent;

import android.view.View;

import android.widget.Text
View;

Bước 7: Kiểm tra ứng dụng

1. Nhấp vào biểu tượng phát màu xanh lá cây từ thanh công cụ ở đầu cửa sổ Android Studio.

2. Khi hộp thoại “Choose Device” xuất hiện (quá trình này có thể mất vài phút), chọn tùy chọn “Lauch emulator”.

3. Nhấn OK.

4. Khi trình giả lập mở ra (điều này cũng có thể mất một lúc), ứng dụng sẽ tự động khởi chạy ứng dụng khi điện thoại ảo được mở khóa.

5. Đảm bảo rằng tất cả văn bản của bạn hiển thị chính xác và nút đó sẽ đưa bạn đến trang tiếp theo.

Bước 8: Thử nghiệm

Bây giờ bạn đã hoàn thành quá trình tạo ứng dụng Android đơn giản, đầu tiên của mình với một số chức năng cơ bản. Ứng dụng đã hoàn thành của bạn nên có một trang chào người dùng và một nút đưa người dùng đến trang thứ hai.

 

Để giải thích vì sao việc sử dụng ứng dụng Android lại trở nên phổ biến như vậy thì dưới đây là 2 lý do chính.

2 Điều giải thích lý do vì sao ứng dụng Android lại phổ biến như hiện nay

Ứng dụng cung cấp nhiều điểm truy cập

*

Các ứng dụng Android được xây dựng dưới dạng kết hợp các thành phần có thể được gọi riêng lẻ.

Hoạt động "chính" bắt đầu khi người dùng chạm vào biểu tượng của ứng dụng. Bạn cũng có thể hướng người dùng đến một hoạt động từ nơi khác, chẳng hạn như từ một thông báo hoặc thậm chí từ một ứng dụng khác.

Các thành phần khác như Broadcast Receiver cho phép ứng dụng của bạn thực hiện các tác vụ nền mà không cần UI.

Sau khi bạn xây dựng ứng dụng đầu tiên của mình, bạn có thể tìm hiểu thêm về các thành phần ứng dụng khác tại phần các nguyên tắc cơ bản của Ứng dụng.

Ứng dụng thích ứng với các thiết bị khác nhau

*

Android cho phép bạn cung cấp các tài nguyên khác nhau cho các thiết bị khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể tạo các bố cục khác nhau cho các kích thước màn hình khác nhau. Hệ thống xác định bố cục sẽ sử dụng dựa trên kích thước màn hình của thiết bị hiện tại.

Nếu bất kỳ tính năng nào của ứng dụng cần phần cứng, chẳng hạn như máy ảnh, bạn có thể truy vấn trong thời gian chạy xem thiết bị có phần cứng đó hay không, sau đó tắt các tính năng tương ứng nếu không có